Kiến thức quản trị

Học tập & sáng tạo giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

  • SINNOVA
  • /
  • 27.09.2018
  • /
  • 33041

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đứng yên cũng đồng nghĩa với tụt lùi. Cuộc cạnh tranh giành thị phần trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện để không bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Trong đó, học tập và sáng tạo được coi là một trong những điểm cốt lõi giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững.

1. “Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức”

Nếu chỉ học tập chăm chỉ như các sinh viên khác thì chắc chắn Albert Einstein không thể phát minh ra thuyết tương đối. Thành công của ông là tạo ra những tri thức mới và điểm xuất phát không gì khác là tri thức & trí tưởng tượng cùng khát vọng sáng tạo.

Trên thực tế trí tưởng tượng và sáng tạo bao giờ cũng là kết quả của một quá trình học tập lâu dài kết hợp với nhu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của lao động và đời sống.

Như vậy, Lãnh đạo doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tổ chức thực hiện liên tục quá trình học tập và sáng tạo tại doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng những tri thức & kinh nghiệm trong quá trình học tập vào thực tế đầu tư, sản xuất, kinh doanh cộng với “Trí tưởng tượng – sáng tạo” để những ý tưởng mới vào thực tế tạo ra sự khác biệt giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn.

Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức

2. Đầu tư cho nghiên cứu (R&D)

Đầu tư cho nghiên cứu là bước gieo mầm hạt giống trong quá trình học tập và tích lũy tri thức vì vậy đây là bước kiên quyết doanh nghiệp cần thực hiện.

Để sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới hay quy trình sản xuất mới thì việc đầu tư cho các dự án nghiên cứu phát triển ở quy mô phòng thí nghiệm là việc doanh nghiệp cần ưu tiên. Học tập, nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm để có được “sản phẩm” sáng tạo là 1 quá trình tốn kém vì vậy doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng vào các dự án có tính chất quan trọng, xuất phát từ mô hình phòng thí nghiệm với các sáng tạo nhỏ theo dạng “mô đun”.

Thực tế đã chứng minh rằng các cải tiến nhỏ liên tục cùng với các sáng tạo “mô đun” nhỏ có hiệu quả không kém gì các chương trình R&D lớn, rầm rộ và tốn kém.

3. Thu hút Nhân tài (Talent)

Doanh nghiệp cần ban hành chính sách thu hút, tuyển chọn, phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng các mục tiêu chung của doanh nghiệp và linh hoạt trong quá trình chuyển đổi nhằm đáp ứng sức ép và cạnh tranh toàn cầu.

Một chính sách nhất quán chưa đủ để giữ chân nhân tài trong bối cảnh hiện nay mà quan trọng hơn cả là sự linh hoạt và hài hòa trong phát triển doanh nghiệp và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu chung.

Nhân tài – nhân tố mới khi đồng điệu mục tiêu chung thì cần được trao quyền nhằm tạo động lực thúc đẩy các nhân tố khác trong quá trình học tập và công cuộc đổi mới sáng tạo để đặt doanh nghiệp đặt được mục tiêu.

Thu hút nhân tài

4. Chất lượng & Tốc độ phát triển sáng tạo

Doanh nghiệp cần luôn chú ý tới chất lượng & tốc độ phát triển sáng tạo trong công tác triển khai nhằm duy trì sự ổn định và lợi thế cạnh tranh. Muốn có được tốc độ & chất lượng thì cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch, nguồn nhân lực, ngân sách. Sau công tác chuẩn bị, nhất thiết phải áp dụng các phương pháp và công cụ nhằm: Hỗ trợ, giám sát, đánh giá, quản lý thay đổi, ra quyết định chính xác và kịp thời.

Hoạt động học tập và sáng tạo diễn ra tại bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần áp dụng một quy trình quản lý hợp lý và khoa học giúp duy trì, khuyến khích các hoạt động này phát triển nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như cân đối nguồn nhân lực, tài chính và các hoạt động sản xuất - kinh doanh.

5. Triệt để ứng dụng tri thức đã được tích lũy

Google được mệnh danh “Túi khôn nhân loại” điều đó khẳng định giá trị của thông tin, của tri thức, của sự tích lũy khoa học, có chủ đích và cách thức khai thác thông tin. Rõ ràng chúng ta đang cạnh tranh “thông tin” cả về chiều rộng, chiều sâu và tốc độ.

Các kết quả của quá trình học tập & sáng tạo trong doanh nghiệp cần phải được lưu giữ có hệ thống để có thể khai thác một cách hiểu quả. Nhân sự trong doanh nghiệp có thể nghỉ hưu, chuyển việc nhưng thông tin - tri thức thì sẽ mãi tồn tại cùng doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết ứng dụng công nghệ để quản lý, lưu giữ và khai thác trong kỷ nguyên internet.

Các sáng tạo chưa được ứng dụng nhất thiết phải được lưu giữ lại “Bằng cách nào đó”. Chúng ta không quên câu "Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động" là cách mà nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison nói về hàng ngàn lần thử nghiệm thất bại để tìm ra đúng vật liệu làm sợi dây tóc trong bóng đèn.

Trang bị dây truyền công nghệ, ứng dụng các giải pháp quản lý tổng thể doanh nghiệp như giải pháp phần mềm ERP sẽ giúp các doanh nghiệp tiến gần hơn với việc sáng tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới, quy trình mới trong công cuộc phát triển của mình.

Giải pháp Quản lý tổng thể Doanh nghiệp | SINNOVA-ERP



Tin liên quan

ERP là gì?
28.06.2014

ERP là gì?

Với những ai khi bắt đầu làm về lĩnh vực ERP thì chắc chắn sẽ lên Google tìm kiếm "ERP là gì?". Hiện giờ có rất nhiều định nghĩa về nó, các bạn nên chọn riêng cho mình một cách hiểu. Bài viết đề cập đến định nghĩa ERP và các vấn đề liên quan khác, hi vọng sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết cơ bản về nó.

Chi tiết...
Tầm quan trọng của ứng dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp
28.06.2014

Tầm quan trọng của ứng dụng ERP trong quản lý doanh nghiệp

ERP là một giải pháp tích hợp các ứng dụng CNTT nhằm giúp cho doanh nghiệp quản lý các nguồn lực, tài chính - kế toán, quản lý vật tư, trang thiết bị, quản lý nhân sự, sản xuất ....của mình một cách hiệu quả, cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời cho việc quản lý điều hành doanh nghiệp. 

Chi tiết...
5 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nhỏ cần cân nhắc khi lựa chọn CRM
22.06.2018

5 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp nhỏ cần cân nhắc khi lựa chọn CRM

Lựa chọn một hệ thống CRM phù hợp với doanh nghiệp có thể mang lại sự tăng trưởng đáng kinh ngạc và tỷ suất hoàn vốn tuyệt vời. Ngược lại, một lựa chọn sai lầm có thể sẽ kéo lùi sự phát triển của cả đội. Cùng tìm hiểu 5 yếu tố quan trọng các doanh nghiệp nhỏ cần cân nhắc khi lựa chọn CRM nhé!

Chi tiết...
Công nghệ 4.0: Tích hợp toàn bộ hệ sinh thái của doanh nghiệp là điểm tất yếu
10.10.2018

Công nghệ 4.0: Tích hợp toàn bộ hệ sinh thái của doanh nghiệp là điểm tất yếu

Ngày nay, việc hệ thống tích hợp toàn bộ hệ thống sinh thái (digital ecosystem) của doanh nghiệp đã trở thành bắt buộc và cấp thiết hơn bao giờ hết khi mà các tiến bộ công nghệ đạt được từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại và là minh chứng cho khả năng tự động hóa ngày càng lớn trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi tiết...
ERP và chuyển đổi số trong doanh nghiệp
17.05.2019

ERP và chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Chuyển đổi số đang hiện diện trong các lĩnh vực, khắp mọi nơi và trên thế giới được nhắc đến như một xu hướng tương lai không thể khác. Vậy chuyển đổi số thực sự là gì? Tác động và ảnh hưởng của nó đối với doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp muốn thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu?

Chi tiết...
Xây dựng nhóm làm việc năng suất cao
30.01.2020

Xây dựng nhóm làm việc năng suất cao

Việc xây dựng và hình thành các nhóm làm việc vô cùng quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp triển khai công việc theo mô hình “Phòng thí nghiệm”. Với mô hình “Phòng thí nghiệm” Doanh nghiệp sẽ tiến hành công việc ở “khu vực” thí điểm, được thực hiện bởi nhóm năng suất cao, với sự nỗ lực và tập trung cao. Bài viết này sẽ tập trung phân tích để giúp Doanh nghiệp có góc nhìn nhằm xây dựng thành công các nhóm làm việc có năng suất cao.

Chi tiết...
Logo

Công ty cổ phần giải pháp SinnovaSoft (SINNOVA) tự hào mang đến những giải pháp ERP chuyên biệt, tối ưu hóa sự liên kết giữa các quy trình nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc đến mức chưa từng có. Chúng tôi kiên định niềm tin rằng, thông qua Công nghệ, mọi Doanh nghiệp sẽ trở nên Linh hoạt hơn và Bứt phá mạnh mẽ trên hành trình phát triển của mình.

  • Tầng 10, Tòa nhà Sannam - Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • T: +84 24 3200 8740
  • F: +84 24 3200 8741
  • E: info@sinnovasoft.com

Liên hệ mua hàng

  • M: +84 98 3991 138
  • S: Trò chuyện với kinh doanh

Liên hệ hỗ trợ

  • M: +84 98 3991 148
  • S: Trò chuyện với tư vấn hỗ trợ