Tại sao doanh nghiệp Logistics cần sử dụng phần mềm quản lý tài sản?
- SINNOVA
- /
- 22.08.2022
- /
- 876
Các dịch vụ Logistics đang ngày càng phát triển sôi nổi, cho đến nay, có khoảng 4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp Logistics luôn trang bị một lượng tài sản khổng lồ để phục vụ cho quá trình cung ứng diễn ra liên tục, nhịp nhàng. Vì vậy, để các doanh nghiệp Logistics quản lý tài sản một cách tối ưu và vận hành thuận lợi hơn, ngoài sự phối hợp ăn ý giữa người quản lý và nhân sự, thì cần phải đề cao tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản.
Bạn vận hành doanh nghiệp Logistics, bạn cần mua sắm trang thiết bị với số lượng lớn, bạn sẽ cần kiểm kê và quản lý tài sản để tránh tình trạng thất thoát.
Doanh nghiệp Logistics của bạn hoạt động lâu năm, các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển, kho bãi đã sử dụng thời gian dài, bạn sẽ cần sửa chữa, bảo trì thiết bị để tối ưu chi phí và vận hành hiệu quả.

1. Doanh nghiệp Logistics và khối lượng tài sản khổng lồ
Doanh nghiệp Logistics có vai trò thực hiện khâu trung gian bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa, điều phối đơn hàng, quản lý kho bãi, nguyên vật liệu, quản trị tồn kho,… nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Trong đó, Logistics nằm trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng, với mục đích đáp ứng nhu cầu của thị trường nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa sản xuất – tồn kho – địa điểm và vận chuyển.
Các doanh nghiệp Logistics đòi hỏi luôn phải trang bị sẵn một khối lượng lớn tài sản phục vụ cho hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa như kho bãi, nhà xưởng, phương tiện vận tải (tàu, thuyền, máy bay, xe cộ,…), công cụ vận chuyển hàng hóa (container, trailer, pallet…), máy móc, thiết bị xếp dỡ, bảo quản, hàng hóa tổng hợp…
Khối lượng tài sản quá lớn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý tài sản trong quá trình hoạt động. Theo thống kê của Bộ giao thông vận tải Việt Nam, số lượng container cập cảng biển lên tới 3000 - 4000 TEU/ năm, chưa kể tới hàng trăm ngàn lượt container ra vào kho bãi, xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu thuyền. Vì vậy, các doanh nghiệp Logistics cần phải đề cao và chú trọng trong quá trình theo dõi, giám sát, quản lý tài sản chặt chẽ để tránh những tình trạng thất thoát, hư hỏng, thiệt hại không đáng có xảy ra.

2. Kiểm kê tài sản và những khó khăn thường gặp của doanh nghiệp Logistics
2.1. Phương pháp kiểm kê thủ công không có hiệu quả
Hiện nay, đang có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện kiểm kê, quản lý tài sản bằng những phương thức thủ công như nhập liệu, lưu trữ trên sổ sách hay quản lý bằng phần mềm excel. Đối với những doanh nghiệp vừa và lớn, việc sử dụng các hình thức này sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thống kê số lượng tài sản và hồ sơ hiện có. Hơn nữa, khối lượng tài sản sẽ tiếp tục tăng lên liên tục theo thời gian, vì vậy sẽ rất khó kiểm soát, quản lý tài sản với những tài liệu thủ công.
Việc nhập dữ liệu thống kê tài sản thủ công như vậy còn rất dễ dẫn đến sai sót, thất thoát, hao hụt ngân sách và tài sản, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới quá trình phát triển của doanh nghiệp.

2.2. Tài sản lưu trữ ở rất nhiều vị trí khác nhau
Một vấn đề nữa mà rất nhiều doanh nghiệp Logistics gặp khó khăn khi sở hữu khối lượng tài sản lớn, đó là việc lưu trữ. Sau quá trình kiểm kê, tài sản sẽ được lưu trữ tại một vị trí nhất định, tuy nhiên, nó có thể được dịch chuyển sang các vị trí khác nhau theo thời gian.
Điều này còn xuất phát từ việc nhân sự chịu trách nhiệm vô tình quên mất việc phải quản lý, theo dõi, giám sát lại, cũng như không thực hiện việc sửa chữa, thanh lý các máy móc, thiết bị, phương tiện, công cụ đã qua sử dụng. Từ đó, vấn đề thiếu hụt, mất mát tài sản của doanh nghiệp ngày càng gây khó khăn cho việc kiểm kê, quản lý tài sản.
2.3. Lãng phí thời gian, nhân lực và chi phí
Các doanh nghiệp lớn thường tốn rất nhiều thời gian cho quá trình kiểm kê tài sản, có thể lên tới 1 đến 2 tháng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương thức kiểm kê thủ công cũng sẽ làm lãng phí thêm thời gian, tiêu tốn nguồn nhân lực và thậm chí doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí rất lớn cho quá trình này nếu không biết cách thực hiện.
Nền tảng phần mềm quản lý tài sản | SINNOVA-EAM là một giải pháp tối ưu hàng đầu cho các doanh nghiệp Logisitics, để doanh nghiệp dễ dàng giải quyết bài toán khó về quản lý tài sản, bảo trì thiết bị, giảm thiểu tối đa mọi nguồn lực không cần thiết, tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc quản lý tài sản. Không những vậy, SINNOVA–EAM còn đáp ứng nhiều yêu cầu thiết yếu, phù hợp trong quá trình logistics và vận hành chuỗi cung ứng, quản lý, điều phối tài sản tới những địa điểm, kho bãi cần thiết để quá trình cung ứng trở nên thuận lợi hơn.
Kết luận
Ngày nay, quản lý tài sản doanh nghiệp vẫn đang trở thành một bài toán khó, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Logistics. Đối mặt với những khó khăn và những vấn đề phức tạp kể trên, doanh nghiệp mong muốn vận hành hiệu quả, tối ưu và ngày càng phát triển thì cần phải liên tục nâng cấp hệ thống, bộ máy, đồng thời phối hợp linh giữa công nghệ và con người trong quá trình hoạt động Logistics.
SINNOVA–EAM là một phần mềm quản lý tài sản hiệu quả và là giải pháp tối ưu nhất giúp các doanh nghiệp Logistics dễ dàng giám sát, quản lý tài sản, giảm thiểu tối đa mọi nguồn lực không cần thiết, tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc quản lý tài sản.
THAM KHẢO PHẦN MỀM QUẢN LÝ TÀI SẢN | SINNOVA-EAM
Tin liên quan

Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất
Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng.
Chi tiết...
Báo cáo quản lý dự án đúng cách
Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!
Chi tiết...
Baseline trong quản lý dự án

Ứng phó với khó khăn: Ngành Logistic đã làm gì sau đại dịch Covid-19
Khi kỳ vọng của người tiêu dùng đang dần tăng lên cũng như tác động của đại dịch khiến cho tất cả các ngành có thêm nhiều thách thức mới đặc biệt là ngành Logistic. Những thách thức này đều mang lại cơ hội phát triển và cải thiện nếu bạn có thể tìm ra cách để vượt qua nó. Bạn có thể chắc chắn rằng mình sẽ tận dụng được cơ hội này? Dưới đây là những điều bạn nên chú ý trong năm 2022.
Chi tiết...
Những bất cập trong quản lý thiết bị ngành y tế
Thống kê cho thấy, trang thiết bị y tế hiện có khoảng 15 nghìn chủng loại, mỗi chủng loại đều có sản phẩm ở các mức độ rủi ro khác nhau, không có giới hạn về nguyên vật liệu hay chỉ định mục đích sử dụng. Số liệu cho thấy trang thiết bị y tế trong một cơ sở khám chữa bệnh là rất lớn thậm chí còn lớn hơn rất nhiều so với con số đã thống kê.
Chi tiết...
7 vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý tài sản của Khách sạn, Resort
Trong nhiều năm trở lại đây sự phát triển và gia tăng nhanh chóng của các khách sạn/ resort cả về quy mô và số lượng kéo theo đó là yêu cầu cao hơn về quản lý tài sản nhằm khai thác triệt để tiềm năng. Tuy nhiên công tác quản lý tài sản chưa bao giờ là dễ dàng đặc biệt là với các khách sạn và resort có quy mô lớn với đa dạng các loại công cụ dụng cụ.
Chi tiết...