Kiến thức quản trị

Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết sử dụng 5 câu hỏi này mỗi ngày

  • Cafebiz.vn
  • /
  • 04.07.2017
  • /
  • 30182

Những người giáo viên tuyệt vời nhất đều có một điểm chung: họ hỏi được những câu hỏi tuyệt vời. Những câu hỏi của giáo viên đã thôi thúc học sinh tìm kiếm những kiến thức ngoài sách vở, khơi gợi sự tò mò và cung cấp những góc nhìn mới. Những câu hỏi mà giáo viên giỏi đưa ra không phải để đánh đố học sinh, nó có mục đích phát triển khả năng suy nghĩ, tư duy sâu của một người.

Điều này thì có liên quan gì tới những nhà lãnh đạo giỏi?

Là lãnh đạo của một tập thể, bạn có thể có nhiều năm kinh nghiệm cũng như nền tảng của công ty bạn đang làm việc. Những thứ kia đôi khi khiến bạn nghĩ rằng công việc của mình là PHẢI đưa ra được câu trả lời đúng, PHẢI định hướng từng đường đi nước bước cho nhân viên. Thế nhưng, thực tế không đúng vậy.

Lãnh đạo giỏi là ai?

Còn nhớ mô tả về giáo viên giỏi bên trên chứ? Lãnh đạo giỏi cũng cần một số điểm tương đồng, họ phải có khả năng khơi gợi sự tò mò, sáng tạo và tư duy sâu của tập thể. Thiếu những thứ đó, câu trả lời hay giải pháp của tập thể không bao giờ toàn diện, nó cũng không thoả lòng những nhân viên cấp dưới khi ý kiến của họ không được sử dụng.

Mọi thứ bắt đầu với những câu hỏi chính xác, câu trả lời chỉ tốt khi câu hỏi tốt, giải pháp chỉ hoàn thiện khi vấn đề xuất sắc.

Tất nhiên, hỏi được một câu hỏi tốt chưa bao giờ là điều đơn giản, nó yêu cầu chúng ta có tầm nhìn lớn cũng như câu hỏi phải động viên được nhân viên làm mọi thứ cùng bạn. Những câu hỏi này không được xúc phạm, xâm phạm người khác nhưng nó cũng đồng thời phải mở ra được ý tưởng, góc nhìn mới. Một câu hỏi tốt đôi khi còn khó hơn gấp nhiều lần câu trả lời.

Mặc dù vậy, đôi khi cuộc sống nhẹ nhàng hơn với chúng ta, có những câu hỏi đơn giản người lãnh đạo vẫn có thể sử dụng hàng ngày và hiệu quả nó mang lại sẽ khiến bạn mỉm cười.

"Từ từ, cái gì cơ?"

Chúng ta là con người mà, chúng ta thường xuyên đi tới kết luận khi chưa có đủ thông tin. Chúng ta nghe quá ít khi đưa ra một ý kiến và nó là khởi nguồn của những quyết định sai lệch, những đánh giá thiếu sót. Một người lãnh đạo tốt sẽ hiểu rằng khi thông tin chưa đủ, chúng ta chưa để đưa ra quyết định vì nó sẽ khiến ta bỏ lỡ quá nhiều cơ hội tiềm năng.

Câu hỏi phía trên nên được sử dụng thường xuyên để người lãnh đạo nắm bắt vấn đề tốt hơn, đặc biệt là khi có những thứ không đúng trong quá trình làm việc. Mỗi khi đưa ra quyết định, hãy xem mình đã có đủ thông tin chưa và đừng ngại sử dụng câu hỏi khi cần thiết.

"Sẽ ra sao nếu...?"

Trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng cụm này, nó khiến chúng có những câu hỏi độc đáo hơn người lớn. Chúng thường có những câu hỏi ngây ngô dạng như "sẽ ra sao nếu bầu trời có màu xanh lá cây?", "sẽ ra sao nếu người bay được?"... ngô nghê là thế, nhưng những câu hỏi này kích thích sự tò mò của người nghe, buộc người nghe phải suy nghĩ và đưa ra nhận định về những vấn đề này.

Lãnh đạo cũng vậy, họ luôn cần ý tưởng mới, góc nhìn mới cho tập thể phát triển hơn, vì thế đừng ngại hỏi câu hỏi trên. Đôi khi nó cũng là một cách hợp lý, nhẹ nhàng để phủ nhận một vấn đề. Nhiều khi bạn nhận thấy một vấn đề chưa đúng, sử dụng "sẽ ra sao" sau đó đưa ra ý kiến cá nhân của mình sẽ khiến người nghe cảm thấy nhẹ nhàng, không bị xúc phạm.

"Liệu chúng ta có thể?"

Đã bao giờ bạn gặp một cuộc họp mà mọi thứ đi vào thế bế tắc? Công việc thì trì trệ và thời gian thì như ngừng lại? Mọi người bắt đầu phân tán suy nghĩ và rồi mọi thứ chẳng đi tới đâu. Đây là lúc hợp lý để sử dụng câu hỏi phía trên. Đôi khi người lãnh đạo cần sốc lại tinh thần của cả tập thể, đưa họ về chung một con thuyền.

Hãy tập trung vào những thứ cơ bản nhất, cốt lõi của vấn đề. Nhiều khi quá trình họp, công việc căng thẳng khiến ta quên mất mục tiêu của tập thể, thứ mà tất cả cùng nhìn tới. Hoặc đơn giản hơn là đôi khi bạn muốn yêu cầu mọi người bắt đầu lại, sử dụng câu hỏi trên hoàn toàn hợp lý.

"Tôi giúp được gì?"

Giúp đỡ lẫn nhau là một trong những đặc tính khiến con người trở thành con người. Là một tập thể, mỗi người cần nương tựa vào nhau để xử lý những khó khăn, thách thức trong công việc. Trong môi trường cạnh tranh, ai cũng muốn mình trở thành anh hùng, một tay che cả bầu trời và một mình xử lý mọi chuyện. Thế nhưng, có mấy người làm được.

Thay vào đó, khi một thành viên hay tập thể gặp vướng mắc, hãy sử dụng kiến thức của mình để giúp họ. Hỏi xem họ cần thêm tư liệu nào không hay đơn giản chỉ là khích lệ tinh thần, tăng tính đoàn kết cho tập thể.

"Thứ gì thật sự quan trọng?"

Tưởng chừng là một câu hỏi vô nghĩa và chẳng mấy người sử dụng. Thế nhưng trong một tập thể, mọi người cần có một cái đích chung, tầm nhìn chung để mọi thứ đi đúng hướng. Đã bao giờ bạn gặp một nhóm cùng làm một đầu việc với nhau nhưng họ không thể thống nhất được ý tưởng, không thể đưa ra định hướng chung?

Đây là lúc để thống nhất lại tập thể, đơn giản hoá vấn đề. Thay vì làm việc với từng cá nhân để xem họ sai ở đâu, tại sao không hỏi nhóm của mình đâu mới là thứ quan trọng? Những người làm được việc sẽ tự biết điều chỉnh để đi tới cái đích chung, mọi việc sẽ không còn rối loạn lên nữa.

Kết

Tất nhiên còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và vấn đề mà những người lãnh đạo mới có thể sử dụng những câu hỏi nêu trên. Thế nhưng, để trở thành một người lãnh đạo tốt, thành công, họ nên sử dụng câu hỏi càng nhiều càng tốt. Đừng cố tỏ ra độc tài và điều khiển từng đường đi, nước bước của nhân viên, hãy để cho họ phát triển, họ là một tập thể, có nhiều hơn 1 cái đầu và ý tưởng, ý kiến của họ nhiều khi hoàn thiện hơn những gì lãnh đạo nghĩ.

Luyện tập cách đặt câu hỏi sẽ là thứ hữu ích để hiểu tập thể hơn, sản sinh thêm nhiều ý tưởng mới, khích lệ chung và luôn tập trung vào thứ gì quan trọng nhất.



Tin liên quan

16.02.2024

Quản lý dự án giúp tổ chức tiến về phía trước

Quản lý dự án là một phương pháp quan trọng không thể thiếu ở mọi doanh nghiệp nhằm thực hiện các dự án hiệu quả trong phạm vi về thời gian, chi phí và nguồn nhân lực thông qua việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Do đó,  doanh nghiệp luôn coi quản lý dự án là một trong những vấn đề trọng điểm đáng lưu tâm để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Chi tiết...
16.09.2022

Báo cáo quản lý dự án đúng cách

Để đánh giá và giám sát dự án đang thực hiện một cách tốt nhất, bạn cần có cái nhìn đa chiều về tình trạng của dự án. Một bản báo cáo quản lý dự án sẽ giúp bạn đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án, phát hiện những vấn đề nảy sinh và tìm giải pháp khắc phục để đạt được một dự án thành công. Vậy làm thế nào để tạo một báo cáo quản lý dự án hoàn chỉnh và dễ hiểu? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo quản lý dự án hiệu quả dưới đây!

Chi tiết...
14.06.2023

Tổ chức đa dạng - Sức mạnh tổng hợp

Đa dạng trong môi trường doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển và mục tiêu lâu dài của một tổ chức. Đó là môi trường làm việc mà nhiều cá nhân không chỉ có sự khác biệt về giới tính, văn hóa mà còn có sự đa dạng trong lối sống, suy nghĩ, tích cách, trải nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc,...

Chi tiết...
06.04.2023

Học tập trong tổ chức - Mở rộng năng lực sáng tạo

Con người đang tồn tại trong một thế giới biến động không ngừng. Hầu hết các doanh nghiệp đang đối mặt với thách thức trong việc tập hợp những nhân sự tiềm năng và biến những năng lực của cá nhân đó trở thành năng lực của tập thể.

Chi tiết...
23.09.2022

Tầm quan trọng của quản lý tài sản tại doanh nghiệp sản xuất

Để tối đa hóa và kéo dài tuổi thọ hữu ích của hệ thống tài sản - trang thiết bị tại nhà máy, phân xưởng giúp giảm chi phí bảo trì, kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho và đạt được cái nhìn tổng thể về tài sản trong quy trình sản xuất của nhà máy, việc số hóa hệ thống tài sản là rất quan trọng. 

Chi tiết...
06.09.2022

Baseline trong quản lý dự án

Đường cơ sở (Project Baseline) trong quản lý dự án là điểm khởi đầu được xác định rõ ràng cho phép bạn đánh giá hiệu suất của dự án. Vậy đường cơ sở (Project Baseline) trong quản lý dự án là gì? Tại sao người quản lý dự án nên dành thời gian cho công việc này? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về đường cơ sở dự án, hay còn gọi là “project baseline” trong bài viết này.

Chi tiết...
Logo

Công ty cổ phần giải pháp SinnovaSoft (SINNOVA) tự hào mang đến những giải pháp ERP chuyên biệt, tối ưu hóa sự liên kết giữa các quy trình nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc đến mức chưa từng có. Chúng tôi kiên định niềm tin rằng, thông qua Công nghệ, mọi Doanh nghiệp sẽ trở nên Linh hoạt hơn và Bứt phá mạnh mẽ trên hành trình phát triển của mình.

  • Tầng 10, Tòa nhà Sannam - Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • T: +84 24 3200 8740
  • F: +84 24 3200 8741
  • E: info@sinnovasoft.com

Liên hệ mua hàng

  • M: +84 98 3991 138
  • S: Trò chuyện với kinh doanh

Liên hệ hỗ trợ

  • M: +84 98 3991 148
  • S: Trò chuyện với tư vấn hỗ trợ