Phân tích dữ liệu và hoạch định chiến lược kinh doanh (BI)
- SINNOVA
- /
- 06.12.2018
- /
- 35154
Câu hỏi đã và đang được nhiều nhà quản trị quan tâm đó là: “Doanh nghiệp của bạn có cần phân tích dữ liệu kinh doanh không? BI (Business Intelligence) có thật sự là cần thiết với Doanh nghiệp của bạn không?"
Doanh nghiệp của bạn có cần phân tích dữ liệu kinh doanh không?
Ngày nay, các Doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tiền của và công sức cho các hệ thống công nghệ thông tin như: Phần mềm ERP, phần mềm CRM, phần mềm quản lý nhân sự HRMS, kênh website và các hoạt động quảng cáo số digital marketing phục vụ kinh doanh. Dữ liệu (data) thu thập được từ hệ thống phần mềm của doanh nghiệp, từ nguồn mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và cả các dự án nghiên cứu thị trường ngày càng nhiều và sẵn có cho doanh nghiệp sử dụng. Các nhà quản trị doanh nghiệp đều biết và rất muốn sử dụng tốt hơn dữ liệu có được để phục vụ hoạt động phân tích và hoạch định chiến lược kinh doanh. Vậy quản lý doanh nghiệp nên làm điều gì và thực hiện như thế nào để đem lại hiệu quả? Phải chăng doanh nghiệp cần tuyển dụng hoặc xây dựng một bộ phận chuyên trách để thực hiện phân tích dữ liệu kinh doanh? Cách vận hành thế nào?...
Giải pháp chung cho việc phát triển bộ phận BI?
Tất cả câu hỏi trên nên được trả lời sau câu hỏi: Doanh nghiệp muốn có được điều gì từ dữ liệu và phân tích dữ liệu? Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này chuẩn xác cho từng doanh nghiệp không phải là chuyện dễ dàng do đặc thù kinh doanh mỗi doanh nghiệp, hệ thống và dữ liệu hiện có khác nhau. Hơn nữa các nhà quản lý doanh nghiệp không phải là chuyên gia trong lĩnh vực dữ liệu, phân tích dữ liệu, nên dễ rơi vào trường hợp mong muốn không phù hợp thực tế, xa rời với hiện trạng và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Trong tình huống này, doanh nghiệp có thể tham khảo một trong hai hướng sau:
- Tìm một công ty tư vấn phù hợp cho mục tiêu của mình, nhờ công ty tư vấn đưa giải pháp và chiến lược cho nguồn dữ liệu và mô hình phân tích dữ liệu phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Bạn có thể nghĩ tới việc có thể sẽ cần thành lập một bộ phận phân tích dữ liệu chuyên trách của Doanh nghiệp để triển khai các công việc này.
- Tìm một người phụ trách chính về làm giám đốc bộ phận phân tích dữ liệu, có chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực dữ liệu để họ thiết lập từ đầu cho bộ phận mới.
Nhưng tìm được người làm giám đốc bộ phận dữ liệu, hoặc tìm được công ty tư vấn về dữ liệu phù hợp đôi khi cũng quá khó đối với các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam. Ở bài viết này xin được chia sẻ một góc nhìn về phạm vi nhiệm vụ của bộ phận dữ liệu và phân tích kinh doanh để các nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở đưa ra lựa chọn phù hợp.
Phạm vi của nhóm phân tích dữ liệu kinh doanh
Trước hết, để triển khai BI – Business Intelligence (bộ phận phân tích kinh doanh), Doanh nghiệp cần xác định phương pháp phân tích dự báo, hiện nay có 08 phương pháp được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới:
- Phương pháp tiên đoán
- Phương pháp ngoại suy xu hướng
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp mô phỏng
- Phương pháp ma trận tác động qua lại
- Phương pháp kịch bản
- Phương pháp cây quyết định
- Phương pháp dự báo tổng hợp
Tiếp theo, bộ phận phân tích kinh doanh bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của mình:
- Xác định người dùng: Bộ phận nào, ai sử dụng.
- Tập trung vào người sử dụng: Khảo sát người sử dụng để mô hình BI đặt được sự hài lòng của người khai thác dữ liệu.
- Kho dữ liệu – Data warehouse, nơi chứa tất cả các dữ liệu từ nhiều nguồn, hệ thống phần mềm được tập trung về, được chuẩn hóa, được đánh giá và sẵn sàng cho truy vấn và phân tích dữ liệu. Khâu này sẽ không thể thực thi nếu Doanh nghiệp bạn thiếu 1 chiến lược đầu tư hệ thống thông tin, phần mềm tốt để có nguồn dữ liệu thực sự cho kho dữ liệu cho chính Doanh nghiệp mình.
- Dữ liệu phải được gắn thông tin: Nguồn dữ liệu, Chiều dữ liệu, Thời gian, Dạng chuẩn hóa có thể khai thác (ví dụ bản cứng phải được số hóa), Cấu trúc dữ liệu theo từng vùng phục vụ các đối tượng người dùng khai thác khác nhau...
- Bảo mật: Tính bảo mật, tính toàn vẹn dữ liệu, khả năng truy xuất dữ liệu với việc xác thực.
- Phần mềm BI phục vụ phân tích dữ liệu có thể kể một số tên như là Power BI, Tableau, Qlik, redash,...
Chú ý đặc biệt là nhóm kỹ sư dữ liệu – data engineering team nên là người chuẩn bị tất cả nhu cầu trên cho bộ phận phân tích kinh doanh sử dụng. Đôi khi sẽ hiệu quả hơn nếu bộ phân phân tích kinh doanh (BI) có một nhóm kỹ sư dữ liệu, dữ liệu lớn trực thuộc. Đội ngũ kỹ sư dữ liệu sẽ làm các bước cần thiết để thiết lập hệ thống phục vụ kinh doanh, làm các bước ETL (trích xuất, chuẩn hóa và tải) lên kho dữ liệu – Data warehouse, thiết lập phần mềm BI,...
Về cơ bản, triển khai BI là một yêu cầu không thể thiếu với doanh nghiệp khi công việc kinh doanh ngày càng phát triển. Tuy nhiên, triển khai bao giờ và theo cách thức như thế nào thì lại phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, các nhà quản lý và các chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được những quyết định phù hợp cho việc phân tích dữ liệu BI của doanh nghiệp mình.
KẾT NỐI BI VỚI HỆ THỐNG ERP ĐỂ VẬN HÀNH DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ
Tin liên quan
Tổng quan về ERP
Trong môi trường kinh doanh áp lực. Để vươn tới mục tiêu cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, tốt hơn đối thủ nhằm tăng năng lực cạnh tranh của mình, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi tiết...ERP là gì?
Với những ai khi bắt đầu làm về lĩnh vực ERP thì chắc chắn sẽ lên Google tìm kiếm "ERP là gì?". Hiện giờ có rất nhiều định nghĩa về nó, các bạn nên chọn riêng cho mình một cách hiểu. Bài viết đề cập đến định nghĩa ERP và các vấn đề liên quan khác, hi vọng sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết cơ bản về nó.
Chi tiết...Chi phí bảo trì và nâng cấp phần mềm ERP
Tương tự máy móc, một hệ thống phần mềm ERP cần được bảo trì và nâng cấp thường xuyên để đảm bảo việc vận hành trơn tru, bắt kịp môi trường kinh doanh thay đổi và khai thác hiệu quả hệ thống ERP. Trong khi thực tế, bảo trì và nâng cấp hệ thống là hai khoản mục cần tách bạch rõ: Bảo trì dành cho việc duy tu, bảo trì hệ thống, sửa lỗi phát sinh của phần mềm; Nâng cấp sẽ gắn với các yêu cầu phát sinh của Doanh nghiệp.
Chi tiết...Ứng dụng giải pháp ERP - Mô hình thay đổi thành công
Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp cần có khả năng thay đổi. Nắm bắt được sự thay đổi, áp dụng các mô hình thay đổi, quản trị thay đổi để giúp doanh nghiệp thích ứng, phát triển và bền vững là nhu cầu hiện hĩu.
Chi tiết...Ứng dụng sơ đồ hạch toán kế toán – giải phóng tiềm năng kế toán
20% hoạt động mang lại 80% kết quả, câu nói trên khiến chúng ta luôn suy ngẫm trước khi bắt đầu 1 công việc hay 1 hành động. Bài viết này giúp cung cấp góc nhìn để có thể tự động hóa được công tác hạch toán kế toán, từ đó giải phóng được tiềm năng của người làm kế toán giúp họ tập trung vào hoạt động mang lại hiệu quả hơn và loại bỏ được các hoạt động kém hiệu quả. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tập trung đi tìm giải pháp.
Chi tiết...Khai thác lợi ích của ERP
Quyết định đầu tư vào hệ thống ERP có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để vận hành hệ thống ERP một cách hiệu quả, không lãng phí số tài nguyên đã bỏ ra là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu một quy trình nâng cấp hệ thống quản lý hiệu quả theo 4 bước sau.
Chi tiết...