Thông tin sản phẩm

OKR là gì? Những điều cơ bản về OKR mà bạn nên biết

  • SINNOVA
  • /
  • 21.07.2021
  • /
  • 21432

OKR là một phương pháp quản trị mục tiêu cực kỳ nổi tiếng, được nhiều các công ty lớn trên thế giới sử dụng như Google. Bài viết dưới đây SINNOVA sẽ cùng bạn tìm hiểu về OKR và những điều cơ bản về OKR mà bạn nhất định phải biết.

1. Nguồn gốc của phương pháp OKR

Năm 1954, Peter Drucker đã cho ra đời cuốn sách “The Practice of Management” – Hệ thống hóa nguyên tắc Quản lý bằng mục tiêu và tự chủ hay còn gọi là MBO đặt nền tảng cho Andy Grove khai sinh ra nguồn gốc của OKR.
Sau khi đồng sáng lập Intel vào năm 1968, Andy Grove đã tiếp tục hoàn thành định nghĩa của Peter trong nhiệm kỳ CEO của mình và tạo ra OKR như chúng ta biết ngành nay. Trong những năm từ 1968 – 1970, dựa trên nền tảng phương pháp quản lý MBO, ông đã vận dụng, sáng tạo và cải tiến đưa OKR vào quy trình điều hành ở Intel.

2. Khái niệm về OKR

OKR là viết tắt của từ tiếng anh Objectives and Key Results, trong đó:
+ O (Objectives): Mục tiêu
+ K (Key Results): Các kết quả chính
OKR (Objectives and Key Results) là phương pháp quản trị bằng mục tiêu (Objective) và các kết quả chính (Key Results) được nhiều doanh nghiệp hàng đầu sử dụng như Google, Uber, Intel,…
OKR giúp liên kết nội bộ tổ chức bằng việc liên kết mục tiêu của công ty, mục tiêu phòng ban cùng mục tiêu cá nhân tới các kết quả cụ thể. Doanh nghiệp sử dụng OKR như một phương pháp để định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (Key results) cụ thể nhằm thực hiện hóa mục tiêu (Objectives) trong một thời gian nhất định.
OKR hoạt động dựa trên 4 yếu tố niềm tin:

  • Minh bạch: Mọi nhân viên thuộc doanh nghiệp đều được biết và theo dõi OKR.
  • Tham vọng: Mục tiêu đặt ra phải cao hơn ngưỡng năng lực.
  • Hiệu suất: OKR không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc.
  • Đo lường được: Kết quả then chốt phải định lượng và đo lường được.

3. Lợi ích OKR mang lại

- Minh bạch Tính minh bạch là một trong những lợi ích nổi bật nhất của OKR, mang lại một môi trường làm việc mở khi mà tất cả mọi người từ giám đốc đến nhân viên đều có thể theo dõi mọi thông tin.
- Nhanh nhẹn: Các chu kỳ mục tiêu ngắn hơn cho phép điều chỉnh nhanh hơn và thích ứng tốt hơn với sự thay đổi, tăng cường đổi mới và giảm rủi ro và lãng phí.
- Giao tiếp rõ ràng: Tính minh bạch và đơn giản cho phép nhóm hiểu được các mục tiêu và ưu tiên của tổ chức cũng như cách mỗi cá nhân có thể đóng góp.
- Giám sát: Vì OKR là phương pháp linh hoạt, tiến độ đạt được thường được theo dõi hàng tuần.
- Giảm thời gian thiết lập mục tiêu: Tính đơn giản của OKR giúp cho quá trình thiết lập mục tiêu nhanh và dễ dàng hơn, giảm đáng kể thời gian và nguồn lực dành cho việc thiết lập mục tiêu.
- Sự tham gia của nhân viên: Phương pháp tiếp cận 2 chiều của OKR để thiết lập mục tiêu kết nối nhân viên với các mục tiêu của công ty, tăng mức độ gắn kết.
- Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình: Các nhóm nhận được định hướng rõ ràng và tự do lựa chọn cách đạt được OKR của họ . Họ trở nên có trách nhiệm với các mục tiêu của mình, với các tiêu chí thành công rõ ràng được cả công ty biết đến, tạo ra nghĩa vụ chung.
- Hợp tác: Việc sử dụng OKR được chia sẻ giúp cải thiện sự hợp tác giữa các nhóm khác nhau, giải quyết sự phụ thuộc lẫn nhau và thống nhất các ý kiến sáng tạo.

4. Cách viết OKR – công thức của John Doerr

John Doerr - Người đã đưa lý thuyết OKR vào Google chỉ ra cách viết OKR đúng như sau:
- Mục tiêu (Objectives):

  • Liệt kê: Liệt kê các mục tiêu bạn muốn đạt được
  • Lựa chọn: Chọn ra tối đa 3 mục tiêu ưu tiên trong quý
  • Liên kết: (1) Kiểm tra liên kết dọc và ngang: đảm bảo rằng mục tiêu của mình tác động tới mục tiêu cấp trên và không mâu thuẫn với mục tiêu của người khác. (2) Nếu mục tiêu không kết nối được với mục tiêu cấp trên thì cần viết lại. (3) Có thể trao đổi và đàm phán để điều chỉnh.
  • Kiểm tra: Không được chứa số, ngắn gọn và dễ nhớ, truyền cảm hứng, có liên kết tới mục tiêu cấp cha và mục tiêu cấp con nên chi tiết hơn cấp cha.

- Kết quả then chốt (Key Results):

  • Liệt kê: Liệt kê các kết quả then chốt (thước đo) có thể đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu
  • Lựa chọn: Chọn ra tối đa 3 kết quả then chốt
  • Kiểm tra: Phải có số, có thời hạn, có thể đo lường được, khó nhưng có thể đạt được, nếu hoàn thành tất cả KRs thì mục tiêu có hoàn thành không, kết quả then chốt không phải là “danh sách việc cần làm”, đó là kết quả của những gì bạn đã làm.

5. Triển khai OKR theo mô hình quản lý dự án

- Xây dựng bộ mục tiêu trong doanh nghiệp, lưu ý mỗi quý không phát sinh quá 3 bộ mục tiêu, các kết quả cho mỗi bộ mục tiêu cần xác định rõ ràng.

phuongphap_okr1

- Tạo lập dự án: Liên kết bộ mục tiêu theo dự án, thiết lập cơ cấu tổ chức (yếu tố nguồn lực) thực hiện dự án, xác định kế hoạch hành động để đặt kết quả bằng phương pháp wbs. Gắn kết quả mục tiêu vào các hành động cụ thể để đo lường.

phuongphap_okr2

- Tổ chức thực hiện và giám sát kết quả hàng tuần theo % kế hoạch, theo báo cáo tuần và theo kết quả mục tiêu.

phuongphap_okr3

- Thực hiện đánh giá hiệu quả dự án, đúc rút bài học kinh nghiệm để tối ưu hóa mục tiêu cho các dự án và mục tiêu tiếp theo.

phuongphap_okr4

Trên đây là những kiến thức về phương pháp quản trị mục tiêu OKR mà SINNOVA muốn chia sẻ với bạn, hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về OKR và có thêm kinh nghiệm áp dụng phương pháp này để thiết lập và quản lý mục tiêu lớn hơn dựa trên mô hình tổ chức dự án.

Bắt đầu với phần mềm quản lý dự án



Tin liên quan

Quản lý dự án là gì?
11.12.2017

Quản lý dự án là gì?

Các dự án hiện nay rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng, sản xuất, công nghệ thông tin… Nhưng chung quy lại những dự án này đều hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung và bản chất của chúng là tương đồng, vậy chúng ta đã thực sự hiểu quản lý dự án là gì?

Chi tiết...
Tổ chức quản lý dự án
04.01.2018

Tổ chức quản lý dự án

Để đạt được mục tiêu, các dự án cần có sự linh hoạt trong tổ chức quản lý theo từng giai đoạn và thực trạng triển khai. Dựa trên cơ cấu đã được phân công ban đầu, các dự án có thể tối ưu hóa quy trình của mình thông qua cách tổ chức khoa học giúp tiết kiệm tài nguyên và đạt được hiệu quả.

Chi tiết...
Tăng tốc dự án qua phương pháp chia nhỏ mục tiêu
27.03.2018

Tăng tốc dự án qua phương pháp chia nhỏ mục tiêu

Phương pháp chia nhỏ mục tiêu trong giai đoạn lập kế hoạch giúp nhà quản lý có các quyết định tập trung và chính xác hơn. Thông qua kết quả đạt được ở mỗi mục tiêu, nhà quản lý có thể nhanh chóng thấy được sự tác động của các yếu tố này tới mục tiêu cuối cùng từ đó hình thành bài học cho các dự án tiếp theo của mình.

Chi tiết...
WBS - Công cụ hiệu quả để kiểm soát dự án
05.11.2018

WBS - Công cụ hiệu quả để kiểm soát dự án

Một dự án muốn đi đến thành công thì cần đòi hỏi hội tụ ở người quản trị rất nhiều kĩ năng, trong đó đặc biệt phải kể đến cái tài phân tích và kiểm soát dự án. Để hỗ trợ vấn đề này, khái niệm phân cấp công việc (WBS – Work Breakdown Structure) ra đời đã đem lại công cụ đắc lực hiệu quả cho các nhà quản trị dự án.

Chi tiết...
Logo

Công ty cổ phần giải pháp SinnovaSoft (SINNOVA) tự hào mang đến những giải pháp ERP chuyên biệt, tối ưu hóa sự liên kết giữa các quy trình nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc đến mức chưa từng có. Chúng tôi kiên định niềm tin rằng, thông qua Công nghệ, mọi Doanh nghiệp sẽ trở nên Linh hoạt hơn và Bứt phá mạnh mẽ trên hành trình phát triển của mình.

  • Tầng 10, Tòa nhà Sannam - Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • T: +84 24 3200 8740
  • F: +84 24 3200 8741
  • E: info@sinnovasoft.com

Liên hệ mua hàng

  • M: +84 98 3991 138
  • S: Trò chuyện với kinh doanh

Liên hệ hỗ trợ

  • M: +84 98 3991 148
  • S: Trò chuyện với tư vấn hỗ trợ