Kiến thức ERP

Dự án ERP: Tùy chỉnh - yếu tố quyết định

  • PC World
  • /
  • 25.02.2015
  • /
  • 23271

Hầu hết các dự án ERP cho doanh nghiệp (DN) cỡ vừa hoặc lớn tại Việt Nam hiện nay luôn đề cập tới vấn đề customize phần mềm (PM). Sở dĩ yêu cầu customize thường có trong các dự án ERP, kể cả giải pháp ngoại lẫn nội, là do sự khác biệt giữa phần mềm và hoạt động của DN luôn rất lớn, nhất là các DN nhỏ.

Trên thực tế, giải pháp ERP ngoại có sẵn nhiều quy trình tiên tiến nhưng DN Việt Nam thường chưa sẵn sàng theo được các quy trình này, nhất là các DN vừa và nhỏ. Còn giải pháp ERP nội tuy có ít các quy trình xây dựng sẵn nhưng lại có khả năng thay đổi theo yêu cầu của DN. Cần lưu ý, sự sẵn sàng customize của mỗi giải pháp ERP khác nhau và phụ thuộc vào khả năng cho phép về mặt kỹ thuật của mỗi nhà phát triển. Tuy vậy, khá nhiều DN hiện nay khi lựa chọn PM, thường chỉ quan tâm đến thương hiệu của phần mềm, các tính năng có sẵn của phần mềm, chi phí và tiến độ triển khai. Rất ít DN quan tâm đến yếu tố kỹ thuật của giải pháp. Đối với các DN từng có kinh nghiệm triển khai ERP (như đã triển khai ERP bị thất bại hoặc đã triển khai thành công module kế toán mở rộng phức tạp), họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến bản chất tạo nên sự thành công hay thất bại của dự án triển khai ERP.

Yếu toos quyết định thành công hay thất bại

Ai thay đổi theo ai?

Việc lựa chọn một phần mềm ERP có sẵn hoàn toàn phù hợp với DN về cả ngành nghề kinh doanh, mô hình tổ chức, quy mô DN, hệ thống quản lý đang có... gần như là điều không tưởng. Nếu như việc lựa chọn này dễ dàng thì các dự án triển khai ERP chỉ là “cài đặt và chạy ngay” mà không cần chỉnh sửa hoặc thay đổi DN. Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn hoàn toàn với thực tế chúng ta vẫn đang thấy là các dự án triển khai ERP thường kéo dài, nan giải và chi phí rất cao.

Thông thường vấn đề nan giải xuất hiện khi phát sinh sự “không phù hợp” giữa phần mềm với thực trạng hoặc yêu cầu của DN (như thông tin cần quản lý thêm, hoặc cần bỏ bớt, hoặc thêm một bước kiểm tra vào quy trình đang có sẵn trên phần mềm...). Để giải quyết sự “không phù hợp” này, hoặc là DN thay đổi theo phần mềm, hoặc phần mềm thay đổi theo DN. Như trên đã nói, việc thay đổi các yếu tố trong phần mềm phụ thuộc chủ yếu ở sự cho phép về mặt kỹ thuật hệ thống của phần mềm, nói cách khác là khả năng tùy chỉnh của mỗi giải pháp phần mềm. Trong trường hợp ý tưởng phát triển ban đầu của phần mềm đã được ấn định ở trạng thái tĩnh, nghĩa là hạn chế tối đa quyền chỉnh sửa, đổi mới thì rất khó customize. Hoặc do nhà cung cấp (NCC) chỉ là đơn vị triển khai thuê nên không có quyền sửa đổi và nếu có thể sửa đổi thì DN sẽ phải trả chi phí cao hơn rất nhiều. Với các trường hợp này, DN bắt buộc phải thỏa hiệp theo phần mềm mà không được quyền yêu cầu ngược lại. Khi sự không phù hợp quá lớn và DN không thể chấp nhận làm theo phần mềm thì dự án đương nhiên sẽ thất bại.

Chúng tôi từng gặp một số DN mua phần mềm ERP với giá cao, nhiều module nhưng kết quả cuối cùng thì việc ứng dụng không bằng một phần mềm kế toán nội. Khi lựa chọn phần mềm, họ tin tưởng tuyệt đối vào “hệ thống quản lý” có sẵn của phần mềm cùng “công nghệ quản lý” hiện đại trong đó. Nhưng họ không lường được “sự phù hợp” mới là yếu tố cần quan tâm hơn hết, nó quan trọng hơn cả sự tiên tiến, hiện đại và đôi khi hơn cả thương hiệu của nhà cung cấp (NCC) phần mềm. Nếu DN của bạn đang hoạt động với mô hình tiên tiến thì có thể sẽ phù hợp với hệ thống ERP hiện đại. Ngược lại, nếu DN của bạn đang hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ thì sẽ phù hợp hơn với các hệ thống ERP đơn giản nhưng dễ sửa đổi.

Tùy chỉnh như nào cho vừa?

Trong trường hợp phần mềm cho phép sửa đổi thì điều quan trọng là hai bên DN và NCC phần mềm cần hoạch định thời gian và kinh phí phát sinh khi customize. Việc chỉnh sửa cần căn cứ trên sự bàn bạc, thống nhất giữa hai bên sao cho không quá tùy tiện lạm dụng cơ chế “may đo” và phải đạt được hiệu quả cao nhất cho dự án. Cách làm thông thường là DN đưa ra yêu cầu của mình, mức độ chi tiết hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng diễn đạt và trình bày của DN. Trong trường hợp DN chỉ đưa ra được yêu cầu tổng quan thì NCC hoặc đơn vị tư vấn khảo sát sẽ chịu trách nhiệm lập bảng yêu cầu chi tiết. DN có thể yêu cầu chỉnh sửa, cắt bớt một số yêu cầu hoặc có thể tách thành nhiều giai đoạn triển khai giúp chi phí của dự án giảm theo. Trước đó, DN nên xem xét kỹ khả năng sửa đổi của phần mềm, cũng như tham quan các mô hình ứng dụng tương tự mà NCC đã thực hiện và để chắc chắn rằng giải pháp được chọn là phù hợp, tránh tình trạng may đo mới hoàn toàn không thể thực hiện được.

Theo cách làm trên đây, tư tưởng chủ đạo của việc triển khai dự án phần mềm ERP đã thay đổi: không còn bắt buộc DN “theo” phần mềm mà là phần mềm phải “theo” DN. Phần khó khăn được đẩy sang phía NCC phần mềm. Đã có độc giả của tạp chí Thế Giới Vi Tính hỏi tôi rằng “triển khai phần mềm thiên về may đo thì đến bao giờ mới xong dự án?”. Câu trả lời đơn giản là cần phải hoạch định thời điểm “xong” với từng dự án ERP cụ thể. Việc hoạch định này có thể không chính xác nhưng sẽ giúp hai bên có căn cứ để không kéo dài dự án, đặc biệt là không thể thất bại.

Theo cách làm trên đây, tư tưởng chủ đạo của việc triển khai dự án phần mềm ERP đã thay đổi: không còn bắt buộc DN “theo” phần mềm mà là phần mềm phải “theo” DN. Phần khó khăn được đẩy sang phía NCC phần mềm. Đã có độc giả của tạp chí Thế Giới Vi Tính hỏi tôi rằng “triển khai phần mềm thiên về may đo thì đến bao giờ mới xong dự án?”. Câu trả lời đơn giản là cần phải hoạch định thời điểm “xong” với từng dự án ERP cụ thể. Việc hoạch định này có thể không chính xác nhưng sẽ giúp hai bên có căn cứ để không kéo dài dự án, đặc biệt là không thể thất bại.



Tin liên quan

Chi phí bảo trì và nâng cấp phần mềm ERP
02.03.2015

Chi phí bảo trì và nâng cấp phần mềm ERP

Tương tự máy móc, một hệ thống phần mềm ERP cần được bảo trì và nâng cấp thường xuyên để đảm bảo việc vận hành trơn tru, bắt kịp môi trường kinh doanh thay đổi và khai thác hiệu quả hệ thống ERP. Trong khi thực tế, bảo trì và nâng cấp hệ thống là hai khoản mục cần tách bạch rõ: Bảo trì dành cho việc duy tu, bảo trì hệ thống, sửa lỗi phát sinh của phần mềm; Nâng cấp sẽ gắn với các yêu cầu phát sinh của Doanh nghiệp.

Chi tiết...
03.07.2023

Ứng dụng giải pháp ERP - Mô hình thay đổi thành công

Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng, doanh nghiệp cần có khả năng thay đổi. Nắm bắt được sự thay đổi, áp dụng các mô hình thay đổi, quản trị thay đổi để giúp doanh nghiệp thích ứng, phát triển và bền vững là nhu cầu hiện hĩu.

Chi tiết...
22.09.2023

Ứng dụng sơ đồ hạch toán kế toán – giải phóng tiềm năng kế toán

20% hoạt động mang lại 80% kết quả, câu nói trên khiến chúng ta luôn suy ngẫm trước khi bắt đầu 1 công việc hay 1 hành động. Bài viết này giúp cung cấp góc nhìn để có thể tự động hóa được công tác hạch toán kế toán, từ đó giải phóng được tiềm năng của người làm kế toán giúp họ tập trung vào hoạt động mang lại hiệu quả hơn và loại bỏ được các hoạt động kém hiệu quả. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tập trung đi tìm giải pháp.

Chi tiết...
Khai thác lợi ích của ERP
26.01.2015

Khai thác lợi ích của ERP

Quyết định đầu tư vào hệ thống ERP có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức của doanh nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để vận hành hệ thống ERP một cách hiệu quả, không lãng phí số tài nguyên đã bỏ ra là một trong những mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu một quy trình nâng cấp hệ thống quản lý hiệu quả theo 4 bước sau.

Chi tiết...
5 Lời khuyên cho việc viết một yêu cầu đề xuất phần mềm thành công
27.05.2021

Lợi ích khi triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp sản xuất bao bì

Ngành sản xuất bao bì Việt Nam hiện là một trong những ngành có sức cạnh tranh vô cùng lớn do ngày càng nhiều các doanh nghiệp nội địa đang dần rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan,… Với tốc độ tăng trưởng lớn, sản xuất bao bì Việt Nam đang chứng tỏ là ngành có tiềm năng phát triển cực kì cao trong nền kinh tế...

Chi tiết...
5 Lời khuyên cho việc viết một yêu cầu đề xuất phần mềm thành công
06.01.2020

5 Lời khuyên cho việc viết một yêu cầu đề xuất phần mềm thành công

“Giữa nguy cơ tính toán và quyết định liều lĩnh là sự phân chia giữa lợi nhuận và thua lỗ” - Tuyên bố này rất phù hợp với quy trình mua sắm và triển khai một ứng dụng phần mềm. Luôn có rủi ro liên quan tới bất cứ khoản đầu tư mới nào. Vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro và đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi nói đến hệ thống mới của bạn.

Chi tiết...
Logo

Công ty cổ phần giải pháp SinnovaSoft (SINNOVA) tự hào mang đến những giải pháp ERP chuyên biệt, tối ưu hóa sự liên kết giữa các quy trình nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc đến mức chưa từng có. Chúng tôi kiên định niềm tin rằng, thông qua Công nghệ, mọi Doanh nghiệp sẽ trở nên Linh hoạt hơn và Bứt phá mạnh mẽ trên hành trình phát triển của mình.

  • Tầng 10, Tòa nhà Sannam - Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • T: +84 24 3200 8740
  • F: +84 24 3200 8741
  • E: info@sinnovasoft.com

Liên hệ mua hàng

  • M: +84 98 3991 138
  • S: Trò chuyện với kinh doanh

Liên hệ hỗ trợ

  • M: +84 98 3991 148
  • S: Trò chuyện với tư vấn hỗ trợ